Tổng Quan về đau lưng trên

Cột sống ngực hay còn gọi là lưng trên hoặc vùng lưng giữa, là đoạn tiếp nối sau cột sống cổ,  bao gồm 12 đốt sống, có ký hiệu từ T1 đến T12, đi xuống phía sau của thân. Không giống như cột sống cổ và cột sống thắt lưng, cột sống ngực tương đối bất động vì mỗi đốt sống của nó được kết nối với một cặp xương sườn (mỗi bên một chiếc), cùng với xương ức ở phía trước ngực kết hợp với nhau để tạo thành lồng ngực, bảo vệ các nội tạng quan trọng như tim hoặc phổi….

Chuyển động cột sống
cột sống ngực T1-T12
cột sống ngực T1-T12

So với vùng cổ (cột sống cổ) và vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng), phần lưng trên có tính di động kém nhưng có sự ổn định cao giúp tăng khả năng chống chịu và hạn chế tổn thương khi va đập. Khi đau lưng trên xảy ra, nó thường là do làm việc sai tư thế trong thời gian dài, căng cơ quá mức hoặc chấn thương quá mạnh ngoài sức chống chịu của cột sống ngực.

Mặc dù ít gặp hơn một chút so với đau thắt lưngđau vai gáy. Theo một nghiên cứu của Pháp về những người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau cho thấy khoảng 9% nam giới và 17% phụ nữ cho biết họ đã từng bị đau lưng trên.

Trong một số trường hợp, đau lưng trên có thể được kiểm soát bằng cách tự chăm sóc, bao gồm nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế hoặc chườm nóng hoặc chườm đá. Nếu cơn đau kéo dài, có thể cần các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc nắn chỉnh cột sống chiropractic.

Bài viết này khám phá các triệu chứng khác nhau của đau lưng trên, nguyên nhân tiềm ẩn, các phương pháp chẩn đoán và các phương pháp chữa trị hiện tại.

Các triệu chứng đau lưng trên

Các triệu chứng đau lưng trên có thể khác nhau ở mỗi người. Đối với một số người, cơn đau có thể nhẹ và biến mất trong vòng vài ngày, nhưng đối với những người khác, cơn đau có thể trầm trọng hơn và gây trở ngại cho công việc hàng ngày. Các triệu chứng đau lưng trên và kế hoạch điều trị có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của vấn đề.

Các triệu chứng thường gặp

Đau lưng trên có thể có một hoặc nhiều cảm giác sau:

  • Đau nhói: Cơn đau này thường được mô tả là dữ dội và có thể cảm thấy như dao cắt, bỏng rát hoặc như thể bị kẹp chặt vào một vật gì đó. Nó thường nằm ở một điểm thay vì lan rộng khắp một vùng.
  • Dấm dứt khó chịu: Bạn có thể cảm thấy đau nhức, dấm dứt hoặc đau nhói ở một phần của lưng trên và nó lan sang các vùng lân cận, chẳng hạn như cổ, vai hoặc thấp hơn ở lưng.
  • Hạn chế vận động: Nếu cơn đau buốt hoặc đau nhức nói chung trở nên nghiêm trọng, nó có thể góp phần làm giảm khả năng co giãn của các cơ, dây chằng và hạn chế tầm vận động của khớp ở lưng trên. Chẳng hạn như giảm khả năng nâng hoặc xoay khớp vai.
  • Những cơn đau lan tỏa: cơn đau kiểu này có thể lan dọc theo dây thần kinh cột sống ngực và có khả năng đi vào cánh tay, ngực, dạ dày hoặc sâu hơn xuống dưới cơ thể. Cường độ đau có thể từ âm ỉ đến như dao cắt, hoặc giống như bị điện giật, và nó có thể đến rồi đi hoặc liên tục. ta thường chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể, chẳng hạn như đau ở 1 bên sườn.
  • Ngứa ran, tê hoặc yếu: Cũng giống như cơn đau lan tỏa, những triệu chứng này cũng có thể lan dọc theo dây thần kinh cột sống ngực và có khả năng đi vào cánh tay, ngực, dạ dày hoặc sâu hơn xuống dưới cơ thể. Ngứa ran như kim châm hoặc tê lan tỏa từ cột sống ngực ta có thể cảm thấy giống như hình dạng của một dải chạy dọc theo các xương sườn.

Nếu cơn đau lưng trên trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường, chẳng hạn như khả năng nâng vật nặng vừa phải, ném bóng, hoặc thậm chí là cảm thấy đau và khó chịu ngay cả khi ngồi hoặc nghỉ ngơi.

Khởi phát các triệu chứng đau lưng trên

Các triệu chứng đau lưng trên có thể bắt đầu bằng bất kỳ cách nào, bao gồm:

  • Xuất hiện đột ngột: Đau có thể bắt đầu ngay lập tức sau khi bị thương hoặc bất thường mà không có lý do rõ ràng nào.
  • Bị trì hoãn: Đôi khi sau chấn thương mất vài giờ hoặc lâu hơn thì cơn đau mới xuất hiện. Lý do có thể là do quá trình viêm hoặc cảm giác đau xuất hiện ở một vùng khác trên cơ thể trước khi nó xuất hiện ở lưng trên.
  • Xuất hiện từ từ: Cơn đau có thể bắt đầu nhẹ và từ từ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian

Đôi khi đau lưng trên xuất hiện rồi biến mất. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian hoặc không, tùy thuộc vào nguyên nhân. Cơn đau có thể tồi tệ hơn vào buổi sáng và thuyên giảm vào ban ngày hoặc có thể tồi tệ hơn vào buổi tối nhưng cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nghỉ ngơi.

nhận tư vấn

Các triệu chứng đau lưng trên theo vị trí

Giữa hai đốt sống ngực bất kỳ đều có chỗ chui ra của hai rễ thần kinh (mỗi bên một nhánh), mỗi rễ này sẽ phân nhánh thành mạng lưới dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động ở một bên của cơ thể. Nếu rễ thần kinh bị chèn ép hoặc bị viêm, chẳng hạn như trong thoát vị đĩa đệm, thì các triệu chứng bệnh lý như đau, ngứa ran, tê và/hoặc yếu có thể lan tỏa theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí của dây thần kinh bị chèn ép:

T1 và T2: Nếu một trong những rễ thần kinh ở đầu cột sống ngực bị kích thích, các triệu chứng có thể lan ra cánh tay hoặc có thể vào ngực.

T3, T4, T5: Các rễ thần kinh này có khả năng phát ra các triệu chứng vào ngực.

T6, T7, T8: Các rễ thần kinh này có thể phát ra các triệu chứng vào ngực hoặc xuống bụng — hoặc cả hai.

T9, T10, T11, T12: Những rễ thần kinh ở dưới cùng của cột sống ngực có nhiều khả năng phát ra các triệu chứng vào bụng hoặc thấp hơn ở lưng.

Các triệu chứng bệnh cơ lan ra trước ngực thường chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể. Ngoài ra, các mức đốt sống liền kề có thể chia sẻ hệ thống dây thần kinh chồng chéo và những chồng chéo này có thể khác nhau ở mỗi người.

Dấu hiệu nghiêm trọng cần phải kiểm tra y tế

Hầu hết các trường hợp đau lưng trên không quá nghiêm trọng, nhưng một số trường hợp hiếm hoi có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh đang tiến triển hoặc do sự bất ổn của cột sống đã bắt đầu ảnh hưởng đến rễ thần kinh hoặc thậm chí là tủy sống. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự điều trị y tế ngay lập tức để giảm nguy cơ vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Nếu đau lưng trên kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, cần được bác sĩ kiểm tra ngay:

  • Vấn đề với thăng bằng hoặc đi bộ
  • Đại tiểu tiện không tự chủ
  • Kim châm ngứa ran, yếu và/hoặc tê ở bất kỳ vị trí nào ở lưng trên hoặc bên dưới, chẳng hạn như ở ngực, bụng, mông hoặc xuống chân
  • Khó thở
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Nhức đầu dữ dội

Ngoài ra, đau lưng trên sau một tác động mạnh, chẳng hạn như tai nạn ô tô hoặc ngã cầu thang hoặc đau lưng trên kéo dài hàng tuần và/hoặc cản trở các công việc hàng ngày, chẳng hạn như đi làm hoặc khó ngủ, đều cần phải kiểm tra y tế.

Nguyên nhân đau lưng trên

Khi phần lưng trên bị đau, phần lớn có khả năng là do chấn thương dẫn đến kích ứng cơ hoặc rối loạn chức năng khớp.

Sự Kích ứng cơ: các cơ lớn vùng vai bám bám vào xương vai và mặt sau của xương sườn. Các nhóm cơ lớn này dễ bị giãn cơ hoặc căng tức có thể rất đau và lâu lành. Sự kích ứng cơ ở vùng này thường do mất cân bằng (cơ quá yếu) hoặc chấn thương do sử dụng quá mức (sử dụng quá gắng sức).

Suy giảm chức năng khớp: Thường thì do chấn thương đột ngột hoặc do thoái hóa tự nhiên, lão hóa, các diện khớp ở cột sống ngực có thể bị suy giảm chức năng và trở nên rất đau đớn. Một số ví dụ có thể thấy như một diện khớp hoặc bao khớp bị rách.Nếu cơn đau lưng trên trở nên tồi tệ đến mức hạn chế các hoạt động, nó thường có cảm giác đau nhói, bỏng rát cục bộ tại một vị trí hoặc đau nhức toàn thân và cơn đau có thể lan sang vai, cổ hoặc các nơi khác.

Một số yếu tố có thể dẫn tới hai tình trạng trên như:

Ngồi sai tư thế: Lối sống ít vận động hoặc thường xuyên ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể gây ra những thay đổi cấu trúc ở lưng và cổ. Hệ thống cơ và dây chằng yếu đi không thể giữ được cột sống ở vị trí sinh lý thông thường như trước.

Tư thế ngồi mà đầu và vai cúi gập về phía trước, sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống xương, đĩa đệm, cơ, dây chằng và các mô mềm khác của cột sống. Nếu một người thường xuyên ngồi nghiêng về một bên, chẳng hạn như khi lái xe hoặc làm việc với máy tính, điều đó cũng có thể gây ra sự mất cân bằng ở lưng trên dẫn đến đau.

Nâng đồ vật quá nặng hoặc sai tư thế: nâng đồ vật nặng mà không giữ cho lưng thẳng có thể gây ra các chấn thương hay vi chấn thương làm sai lệch cấu trúc cột sống hay co cứng các cơ vùng lưng trên. Đặc biệt là khi vật nặng lên cao hơn đầu, lúc đó mặt của bạn sẽ phải quay về một bên thay vì nhìn thẳng về phía trước, khiến cho cơ vùng vai và lưng trên rất dễ bị co rút gây đau. Nâng vật quá nặng cũng có thể làm các cơ bị co giãn quá mức gây đau.

Làm việc quá sức: có những trường hợp cơn đau xuất hiện sau một ngày làm việc mệt mỏi ví dụ như dành một ngày để dọn nhà hay chuyển chỗ ở. Tuy không phải bê đồ quá nặng hay tư thế sai nhưng việc bắt cơ bắp phải làm việc liên tục có thể gây căng cơ, giãn dây chằng và viêm ở lưng trên

Tai nạn hoặc va chạm: Chấn thương do tai nạn xe cộ (va chạm xe hơi hoặc xe đạp), ngã từ độ cao (ngã cầu thang, ngã giàn giáo), hoặc va chạm thể thao (bóng đá, khúc côn cầu,…) có thể gây đau lưng trên do chấn thương xương sườn, cột sống, đĩa đệm, cơ, dây chằng, dây thần kinh và/hoặc các mô mềm khác.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn của đau lưng trên

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực: Thoát vị đĩa đệm hiếm khi là nguyên nhân gây ra đau lưng trên do đây không phải là vùng chịu lực chính của cột sống. Tuy nhiên lão hóa hay chấn thương có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.

Gãy nén xương: Thường gặp nhất là do loãng xương ở người lớn tuổi, xương đốt sống có thể yếu đi và không thể chịu được trọng lượng của cơ thể. Các vết gãy nhỏ xuất hiện ở phía trước thân đốt sống khi nó bị nén lại, khiến đốt sống có hình dạng giống như hình nêm. Nếu đốt sống mất đủ chiều cao, nó có thể gây ra đau và những thay đổi tư thế nhìn giống như bị gù hoặc còng lưng.

Viêm khớp: Những sai lệch cấu trúc hay thoái hóa có thể dẫn tới viêm khớp liên đốt sống gây đau, bên cạnh đó một số bệnh lý viêm xương khớp khác như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp…đều có thể gây ra đau lưng trên.

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia syndrome FMS): là một bệnh lý ngoài khớp thường gặp chưa rõ nguyên nhân với triệu chứng đặc chưng là đau và mệt mỏi lan tỏa khắp cơ thể, đau lan tỏa ở cơ, các vùng quanh điểm bám gân và phần mềm xung quanh; cứng cơ, mệt mỏi, rối loạn tinh thần; ngủ kém và nhiều triệu chứng thực thể khác. Lưng trên là một trong những vùng thường bị ảnh hưởng bởi FMS.

Hội chứng đau myofascial (Myofascial Pain Syndrome MPS): Cơn đau bắt nguồn từ những điểm cụ thể trong các mô cơ, được gọi là điểm kích hoạt (trigger point). Nó thường xuất hiện sau khi cơ bị co giãn lặp đi lặp lại nhiều lần.

Biến dạng cột sống:  Tình trạng gù, vẹo có thể dẫn tới các cơn đau co thắt cơ, thậm chí có thể gây thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp.

Yếu tố nguy cơ

Tuổi: Đau lưng thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi 30 hoặc 40

Mất cân bằng cơ chủ vận và đối vận

Cân nặng: Cột sống có tác dụng nâng đỡ các bộ phận trên cơ thể, do đó thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm, tăng nguy cơ đau lưng trên

Bệnh lý nền:  Một số bệnh như viêm khớp hoặc ung thư có thể gây đau lưng.

Hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy nicotin có trong khói thuốc làm giảm lưu lượng máu tới đĩa đệm, tăng tốc độ thoái hóa và chậm lành các tổn thương.

Chẩn đoán đau lưng trên

So với các vùng khác của cột sống, chẩn đoán đau lưng trên có thể phức tạp vì nó có nhiều nguồn gây đau tiềm ẩn hơn, bao gồm các đốt sống, xương sườn, thần kinh liên sườn, hệ thống cơ, dây chằng, các cơ quan nội tạng như tim, phổi….

Chẩn đoán lâm sàng

Mặc dù đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng đau lưng trên của một người, nhưng quy trình sau đây thường được tuân theo để thu hẹp nguyên nhân nào có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Khai tác tiền sử, bệnh sử

Một bệnh sử kỹ lưỡng của bệnh nhân sẽ được xây dựng dựa trên các câu hỏi bao gồm:

  • Đau lưng trên bắt đầu từ khi nào? các triệu chứng hiện tại ra sao? Vị trí đau, cảm giác đau như thế nào? đau có lan ra nơi nào khác không? Đau liên tục hay thành cơn? Có tư thế giảm đau hay đau tăng không? Đau có kèm triệu chứng nào khác như tê biết, ngứa râm ran…
  • Tiền sử chấn thương: Cơn đau có bắt đầu tương đối sớm sau một tai nạn, chẳng hạn như va chạm xe đạp hoặc ngã thang không? Nếu không, có một tai nạn nào đó từ những năm trước đó đặc biệt tồi tệ không?
  • Thói quen sống: Bệnh nhân có lối sống năng động hay ít vận động? công việc phải khuân vác nhiều, hoặc có phải ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài không?
  • Tiền sử sức khỏe gia đình: Cha mẹ, ông bà hoặc người thân khác có gặp vấn đề với chứng đau lưng trên không? Điều gì về các tình trạng sức khỏe di truyền khác có thể liên quan đến các triệu chứng hiện tại?

Đối với đau lưng trên, tiền sử bệnh nhân có khả năng cung cấp manh mối chính xác nhất về nguyên nhân cơ bản.

Khám Tổng quát

Sau khi thu thập bệnh sử của bệnh nhân, khám Tổng quát giúp thu hẹp và tìm ra nguyên nhân có thể gây ra đau lưng trên. Quá trình này thường bao gồm:

Quan sát: Lưng và tư thế được quan sát kỹ để tìm ra bất kỳ điều gì có vẻ bất thường, chẳng hạn như đầu và vai gập về phía trước một cách bất thường hoặc các tổn thương trên da.

Sờ nắn: Bác sĩ ấn vào cột sống ngực, Di chuyển tay lên xuống dọc theo cột sống trong khi cảm thấy có bất kỳ điểm đau, bất thường, hoặc sự bất ổn của xương sườn.

Các nghiệp pháp lâm sàng: Thỉnh thoảng các bác sĩ sẽ dùng một hay nhiều liệu pháp để kiểm tra xem có các cử động nào đó có làm trầm trọng thêm các triệu chứng hay không. Ví dụ, cho kiểm tra cúi gập về phía trước trong khi bác sĩ nhẹ nhàng đặt tay lên đầu và bảo bệnh nhân duỗi thẳng đầu gối (ở bên bị đau) ở các vị trí khác nhau để kiểm tra xem các triệu chứng của bệnh nhân về cảm giác đau lan tỏa hoặc ngứa ran như thế nào.

Dựa trên thông tin thu thập được từ bệnh sử của người bệnh và khám Tổng quát, bác sĩ có thể quyết định cần thêm thông tin thì sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán

Xét nghiệm cận lâm sàng

X-Quang thường quy: Giúp thấy được những thay sai lệch trúc cột sống như lệch, vẹo, gù, giảm đường cong sinh lý cột sống, giảm chiều cao tầng đĩa đệm, hình ảnh gãy xương, rạn xương và một số bất thường cột sống.

Medial branch nerve block: Sử dụng tia X để dẫn đường, thuốc gây tê được tiêm vào gần các rễ thần kinh đi ở gần diện khớp. Thuốc làm tê các dây thần kinh của khớp đó và làm cho cơn đau biến mất, Nguyên nhân gây ra cơn đau đã được tìm thấy và có thể là phương hướng cho các phương pháp điều trị trong tương lai.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): là xét nghiệm có độ chính xác cao giúp phát hiện chèn ép các dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống, nhiễm trùng, khối u hoặc tổn thương dây chằng, cơ hoặc các mô mềm khác.

Chụp bao rễ cản quang: Đây là phương pháp cho thấy hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh hẹp ống sống, lỗ tiếp hợp, song không phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác nên thường chỉ được dùng cho trường hợp nghi ngờ nhưng không thể chụp MRI.

Chụp cắt lớp (CT): Có giá trị trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thoái hóa cột sống, vôi hóa dây chằng dọc sau, dày dây chằng vàng.

Các thăm dò khác: Điện cơ đồ và đo thời trị dây thần kinh cho phép chẩn đoán vị trí của thoát vị đĩa đệm.

Cần lưu ý rằng các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện để xác định nguyên nhân nghi ngờ chứ không phải để chẩn đoán. Ví dụ: X-quang có thể cho thấy hình ảnh thoái hóa cột sống nhưng không liên quan đến các triệu chứng của bệnh nhân.

Phương pháp chữa đau lưng trên

Khi cơn đau lưng trên kéo dài hoặc không đáp ứng với việc nghỉ ngơi và các phương pháp tự chăm sóc tại nhà, chuyên gia y tế có thể cần thiết để đưa ra một kế hoạch điều trị khoa học có thể làm giảm cơn đau.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Các loại thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs phổ biến có thể giúp giảm đau lưng trên bao gồm aspirin (ví dụ như Bayer hoặc Bufferin), ibuprofen (ví dụ Advil hoặc Motrin), naproxen (ví dụ như Aleve hoặc Naprosyn), trong một số trường hợp các loại thuốc giảm đau này được dùng kết hợp với thuốc giãn cơ như Myonal, Mydocalm.

Vật lý trị liệu

Hầu hết các bài tập vật lý trị liệu cho đau lưng trên đều tập trung vào việc tăng cường và kéo căng các cơ của lưng trên. Ngoài ra các phương pháp như chườm nóng, chườm đá, thủy trị liệu, siêu âm, sóng ngắn, laser trị liệu, kích thích điện, kéo giãn bằng máy…đều có tác dụng tốt để giảm đau.

Tiêm corticosteroids ngoài màng cứng

Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp nặng, thuốc được tiêm vào khoang ngoài màng cứng với mục đích giảm đau, chống viêm nhanh và mạnh. Tuy nhiên tiêm giảm đau chỉ có tác dụng chữa trị tạm thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thủng màng cứng…

Châm cứu chữa đau lưng trên

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau lưng trên rất hiệu quả trong việc cắt các cơn đau, cảm giác tê buốt, khó chịu. Phương pháp này cũng có tác dụng làm mạnh gân cốt, nâng cao thể trạng toàn thân.

Chữa đau lưng trên bằng thuốc đông y

Các bài thuốc y học cổ truyền trong chữa đau lưng trên không chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà còn có tác dụng nâng cao thể trạng toàn thân, mạnh gân cốt, phục hồi lại hệ thống cân cơ, dây chằng… rất phù hợp với đối tượng người cao tuổi, người có thể trạng kém.

Thiền chánh niệm (Mindfulness)

Đôi khi được gọi là giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm, phương pháp linh hoạt này thường liên quan đến việc học thiền và các kỹ thuật thở, cũng như tập yoga. Nghiên cứu đã tìm thấy giá trị trong việc giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm, bao gồm một nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả như liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện khả năng đối phó với chứng đau lưng mãn tính của bệnh nhân.

Phẫu thuật đau lưng trên

Rất hiếm khi đau lưng trên được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện sau:

  • Có chèn ép tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh nặng.
  • Biến dạng cột sống nghiêm trọng.
  • Không thể kiểm soát các cơn đau bằng các phương pháp không phẫu thuật.

Nắn chỉnh cột sống chiropractic

Chiropractic dựa trên thực tế khoa học rằng hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng của hầu như mọi tế bào, mô, cơ quan và hệ thống của cơ thể. Trong khi não được bảo vệ bởi hộp sọ, tủy sống lại dễ bị tổn thương hơn, được bảo vệ bởi 24 đốt sống chuyển động. Khi những đốt sống này mất chuyển động hoặc lệch khỏi vị trí bình thường, chúng có thể gây kích thích hệ thần kinh. Điều này làm gián đoạn chức năng của các mô hoặc cơ quan mà các dây thần kinh này kiểm soát.

Tháo tác nắn chỉnh cột sống sẽ giúp đưa các đốt sống bị bán trật về đúng vị trí qua đó làm giảm áp lực đĩa đệm, giảm chèn ép thần kinh, giảm viêm, giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra rất nhiều bệnh nhân khi thăm khám thấy cột sống bị thoái hóa, giảm đường cong sinh lý hoặc gù vẹo thì nắn chỉnh là một phương pháp hữu hiệu giúp lấy lại đường cong sinh lý chuẩn của cột sống.

Tại Ocean Healthcare dưới sự hợp tác điều trị trực tiếp từ bác sĩ Chiropractor Vũ Như Đạt cùng cộng sự (người Việt Nam đầu tiên có bằng bác sĩ Chiropractic, với hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý xương khớp tại Texas Mỹ và Bệnh viện Quân Dân Y Nha Trang), chúng tôi đang áp dụng chiropractic để điều trị cho bệnh nhân và nhận được nhiều phản hồi rất tích cực.

Cách giảm đau lưng trên tại nhà

Nếu cơn đau lưng trên không có những dấu hiệu nguy hiểm và không quá khó chịu, hầu hết mọi người có thể tự điều trị tại nhà một cách an toàn. Dưới đây là một số phương pháp tự điều trị khi bị đau lưng trên. Trong một số trường hợp, cần kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp để giúp giảm cơn đau nhanh hơn.

  • Nghỉ ngơi và thay đổi hoạt động: Nếu đau lưng trở lên tồi tệ hơn khi bạn làm một việc cụ thể nào đó, chẳng hạn như bê đồ hay làm việc nhà thì bạn lên ngưng các công việc này lại và nghỉ ngơi trong vài ngày để cơ thể tự hồi phục. Sau thời gian nghỉ ngơi thì lên bắt đầu lại công việc một cách từ từ và nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm: Có thể chườm đá để giảm sưng trong 1-2 đầu tiên kể từ khi cơn đau bắt đầu. Nếu cơn đau kéo dài quá 48 giờ thì có thể chuyển qua chườm nóng để giúp lưu thông máu, đưa các chất dinh dưỡng chữa lành các mô bị thương. Cần lưu ý rằng mỗi lần chườm chỉ lên kéo dài từ 20-30 phút và thường xuyên kiểm tra để tránh bị bỏng.
  • Mát xa: Nhiều người thấy rằng mát-xa có thể giúp giảm đau lưng. Ngay cả khi tác dụng chỉ là tạm thời, mát-xa tốt có thể giúp nới lỏng các cơ bị căng và máu chảy nhiều hơn đến vùng đau. Một số lựa chọn để mát-xa lưng trên bao gồm tự mát-xa bằng con lăn hoặc bóng xốp, có nhờ bạn bè, thành viên gia đình hoặc tìm đến chuyên gia.

Biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh đau lưng trên

  • Tập thể dục khoa học và đều đặn: Thái cực quyền, gym, yoga, thể thao, đi bộ, đặc biệt là treo xà và bơi nội là những bộ môn giúp tăng cường sự dẻo giai và hỗ trợ rất tốt cho người bị thoát vị. Lưu ý rằng trước khi tập cần phải khởi động kỹ tránh chấn thương không đáng có
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5-22,9
  • Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 30’- 1 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, để màn hình máy tính ngang tầm mắt, không cúi quá lâu khi dùng điện thoại, không để ví sau túi, không ngồi vắt chân…
  • Không mang vác, nâng vật nặng quá sức, sai tư thế
  • Thường xuyên tắm nắng: mỗi ngày tắm nắng 15 phút, thời gian tắm nắng tốt nhất thừ 9h30’ sáng tới 15h30’ chiều.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin D3+K2, vitamin C
  • Không dùng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Thực tế cho thấy những đối tượng thường xuyên sử dụng ma túy thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị do thần kinh bị hủy hoại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện và điều trị

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin, bác sĩ điều trị của phòng khám sẽ gọi điện tư vấn cho bạn sớm nhất có thể.




    098.178.8730