Tập thể dục, vận động cơ thể hay chơi thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập không đúng cách, tập quá sức hay bỏ qua bước khởi động trước khi tập có thể dẫn tới những chấn thương cơ học, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết này khám phá các loại chấn thương thể thao thường gặp, nguyên nhân tiềm ẩn, các phương pháp chẩn đoán và các phương pháp chữa trị hiện tại.

Các loại chấn thương thể thao thường gặp

Các vùng cơ thể dễ bị chấn thương nhất trong tập luyện thể thao bao gồm: khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân, đầu ngón chân, khuỷu tay, cổ tay và bả vai. Tùy theo thể chất và chế độ tập luyện của từng người mà các chấn thương sẽ có độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị ngay từ sớm có thể để lại các di chứng khó hồi phục.

Dưới đây là một số loại chấn thương hay gặp và nguyên nhân của nó:

Căng cơ

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân xảy ra khi các thớ cơ bị co giãn quá mức vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Tùy theo mức độ bị kéo căng của sợi cơ mà có các mức độ tổn thương khác nhau. Trong khi một chấn thương nhỏ chỉ có thể căng quá mức một cơ hoặc gân, thì chấn thương nghiêm trọng hơn có thể liên quan đến rách cơ hoặc gân bán phần hoặc hoàn toàn.

Căng cơ trong thể thao dễ gặp thấy ở các cơ đùi sau, cơ háng, cơ bắp chân (có dép, cơ bụng chân), cơ tứ đầu đùi (cơ vùng đùi trước), cơ lưng rộng và cơ vai. Khi chấn thương xảy ra người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng tấy và khó cử động vùng cơ thể liên quan tới cơ đó. Trường hợp nhẹ thì các triệu chứng có thể tự thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi vài ngày, nhưng nếu bị chấn thương nặng có thể đau kéo dài, gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày.

Bong gân

Bong gân là tình trạng chấn thương dây chằng (các mô liên kết sợi cứng tạo thành từ các sợi collagen bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau). Khi bị bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách, làm giảm hoặc mất tầm vận động của khớp.

Bong gân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xảy ra khi vận động quá mạnh hoặc sai tư thế trong sinh hoạt, lao động, đặc biệt là chơi thể thao. Vị trí bong gân thường gặp nhất là mắt cá chân, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Biểu hiện dễ thấy à đau sưng, tím, tụ máu và khi ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống.

Chấn thương khớp vai

Khớp vai có biên độ vận động lớn nên rất dễ bị tổn thương. Theo thống kê, chấn thương khớp vai chiếm 1/10 trong tất cả các trường hợp chấn thương thể thao, nguyên nhân chấn thương thường do quá tải (vận động khớp vai quá nhiều vượt qua ngưỡng chịu đựng của khớp) hoặc lập đi lập lại động tác ném và đẩy. Các chấn thương thường gặp bao gồm: tổn thương sụn viền khớp vai, viêm gân chóp xoay, trật khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm quanh khớp vai đông cứng…

Phục hồi chấn thương khớp vai thường rất khó khăn vì tầm vận động khớp rộng, có nhiều gân cơ cùng tham gia một chuyển động, do đó phải cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể trở lại chơi thể thao.

Chấn thương đầu gối

Cấu tạo khớp gối khá phức tạp và phải gánh trọng lượng của cả cơ thể nên khớp gối rất dễ bị chấn thương, thường gặp nhất là: rách hoặc đứt dây chằng chéo bao gồm dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), Dây chằng chéo giữa (MCL) và dây chằng chéo bên (LCL), căng cơ, viêm bao hoạt dịch, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm…

nhận tư vấn

Chấn thương đầu gối thường là do lực vặn hoặc uốn cong tác dụng lên đầu gối, hoặc một cú đánh trực tiếp, chẳng hạn như do chơi thể thao, ngã hoặc tai nạn. Kế hoạch điều trị chấn thương đầu gối sẽ tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có thể bao gồm liệu pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao), vật lý trị liệu, bất động hoặc phẫu thuật.

Chấn thương khủyu tay

Golfer’s elbow hay Tennis elbow là tình trạng tổn thương gân cơ duỗi cánh tay tại chỗ bám vào lồi cầu ngoài hoặc lồi cầu trong của xương cánh tay. Trấn thương này không chỉ gây đau vùng khuỷu mà còn làm hạn chế các động tác chơi thể thao, ảnh hưởng đến các hoạt động sống hàng ngày như gấp khuỷu hay xách đồ vật….

chấn thương thường gặp theo bộ môn thể thao:

Bóng đá: thường hay bị bong gân mắt cá chân, trật khớp cổ chân, chấn thương dây chằng khớp gối, đau thắt lưng

Bóng rổ: thường gặp đau mắt cá chân, thoát vị đĩa đệm, trật khớp gối

Tennis: viêm gân lồi cầu ngoài, viêm gân xơ hóa, đau mỏi vai gáy.

Chơi Golf: đau khuỷu tay, mất cân bằng xương chậu.

Chạy bộ: thoái hóa khớp, đau khớp gối, đau hông, đau bàn chân, bong gân

Dấu hiệu cần phải kiểm tra y tế

Khi có các triệu chứng đau nhức khó chịu như trên, đau kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có hướng điều trị kịp thời.

Nếu bạn gặp phải những điều sau đây hãy đi khám bác sĩ để biết tình trạng đau và chấn thương:

  • Biến dạng xương khớp hoặc không thể cử động như bình thường.
  • Gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc các hoạt động thường ngày.
  • Vết thương sưng to, đau dữ dội
  • Vết thương sưng tấy nhiều và đổi màu da.

Điều trị chấn thương thể thao

Tại Ocean Healthcare, chúng tôi chẩn đoán và điều trị chấn thương thể thao theo một liệu trình chuyên sâu. Các bác sĩ sẽ thắm khám, hỏi bệnh kỹ càng, làm các bài test chuyên biệt để phát hiện ra các tổn thương, sau đó kết hợp với các thiết bị như X-quang, Mri, Siêu âm để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

Hầu hết các chấn thuơng đều bắt nguồn từ căng cơ hoặc căng dây chằng. Những chấn thương này hoàn toàn có thể chữa trị dễ dàng bởi các kĩ thuật nắn chỉnh, vật lí trị liệu, băng dán kinesio tape, kỹ thuật trị liệu graston. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đưa ra cho bệnh nhân các bài tập phục hồi, khuyến nghị lối sống, giúp giảm thời gian điều trị và giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong tương lai.

Phòng tránh chấn thương trong tập luyện thể thao

Các chấn thương thể thao có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các bước sau để giảm thiểu rủi ro

  • Khởi động từ từ trước khi tập
  • Tập luyện đúng kỹ thuật
  • Mang giày phù hợp cho môn thể thao của bạn
  • Mang nẹp và miếng đệm đầu gối nếu môn thể thao của bạn yêu cầu.
  • Thả lỏng cơ thể sau mỗi buổi tập
  • chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
  • Giữ cân nặng hợp lý

Như vậy các loại chấn thương thể thao thường gặp nhất đó là là: căng cơ, bong gân, chấn thương khớp vai, chấn thương khủy tay và chấn thương đầu gối. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà có thể tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Khi gặp phải các chấn thương này, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị chấn thương thể thao càng sớm thì khả năng hồi phục càng nhanh. Bằng việc sử dụng biện pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống chiropractic kết hợp với các phương pháp trị liệu phục hồi tự nhiên như: châm cứu, vật lý trị liệu, kinesio taping cùng với các kỹ thuật và thiết bị hỗ trợ hiện đại sẽ giúp bạn phục hồi các chấn thương thể thao một cách nhanh chóng, sớm được quay lại tận hưởng môn thể thao yêu thích và bớt lo ngại về các cơn đau nhức hay chấn thương thể thao.

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin, bác sĩ điều trị của phòng khám sẽ gọi điện tư vấn cho bạn sớm nhất có thể.




    098.178.8730