Đau thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở những người ngoài độ tuổi 30, là nguyên nhân hàng đầu làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Khi cột sống thắt lưng có vấn đề các triệu chứng mà bệnh nhân dễ nhận biết nhất như: đau thắt lưng một bên hoặc cả hai bên cột sống, đau chính giữa cột sống lưng, đau mỏi lưng dưới gần mông, đau mỏi kèm theo cảm giác cứng lưng, khó cử động cúi ngửa lưng…

Nguyên nhân đau thắt lưng phổ biến

Thông thường, các vấn đề về cấu trúc và chấn thương mô mềm là nguyên nhân gây ra đau thắt lưng, như chấn thương cơ, dây chằng, tổn thương diện khớp hoặc đĩa đệm. Cơ thể cũng phản ứng với chấn thương bằng cách huy động hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng viêm giúp dọn sạch các tổn thương. Mặc dù tình trạng viêm có vẻ nhẹ nhưng nó có thể gây ra đau dữ dội.

nguyên nhân đau thắt lưng

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra đau thắt lưng:

Căng cơ, bong gân hay giãn dây chằng: Các tổn thương này có thể xảy ra đột ngột, hoặc có thể phát triển dần dần theo thời gian do các chuyển động lặp đi lặp lại.

– Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức và bị rách, và tự nó làm tổn thương .

– Bong gân hay còn gọi là giãn dây chằng là tình trạng các dây chằng (có bản chất là mô liên kết tạo thành từ các sợi collagen) nối hai hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương. Khi bị bong gân, một hoặc nhiều dây chằng sẽ bị giãn hoặc bị rách.

Trên thực tế, việc cơ hoặc dây chằng bị tổn thương không quan trọng vì các triệu chứng và cách điều trị đều giống nhau.

Nguyên nhân phổ biến của bong gân, căng cơ bao gồm:

 – Nâng vật nặng hoặc vặn cột sống khi đang nâng vật nặng

 – Các chuyển động đột ngột gây áp lực quá mức cho lưng, chẳng hạn như ngã

nhận tư vấn

 – Có Tư thế xấu trong một  thời gian dài

 – Chấn thương thể thao, đặc biệt là trong các môn thể thao có các chuyển động vặn xoắn hoặc chịu lực tác động lớn

Bong gân và căng cơ có vẻ không nghiêm trọng và thường không gây ra cơn đau kéo dài, nhưng cơn đau cấp tính có thể khá nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm: Địa đệm vùng thặt lưng có nhân giống như thạch, nó có thể bị ép xuyên thủng lớp bao xơ bên ngoài gây chèn ép kích thích rễ thần kinh gần đó. Phần đĩa đệm thoát vị chứa đầy các protein khi bị thoát ra ngoài sẽ gây ra phản ứng viêm. Tình trạng viêm và chèn ép rễ sẽ gây ra các cơn đau vùng thắt lưng và lan xuống chân theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm cũng được bao phủ bởi các sợi thần kinh, và một vết rách xuyên qua thành có thể gây ra cơn đau dữ dội.

Thoái hóa đĩa đệm: Khi mới sinh, các đĩa đệm chứa đầy nước và ở trạng thái khỏe mạnh nhất. Khi con người già đi theo thời gian, các đĩa đệm mất nước và xẹp xuống. Khi đĩa đệm mất nước, nó cũng không thể đàn hồi tốt và dễ bị rách gây đau hay thoát vị.

Rối loạn chức năng khớp liên đốt sống: Có hai khớp nằm phía sau mỗi đĩa đệm gọi là khớp liên đốt sống. Các khớp này có sụn giữa các xương và được bao quanh bởi dây chằng và các dây thần kinh. Các sai lệch cấu trúc cột sống, trấn thương, vi trấn thương hay thoát vị đĩa đệm có thể làm các khớp này bị viêm và gây đau thắt lưng.

Rối loạn chứng năng khớp cùng chậu: Khớp cùng –  chậu là một khớp rất khỏe, biên độ chuyển động ít, chủ yếu hấp thụ và giảm chấn, lực căng giữa phần trên cơ thể và phần dưới cơ thể. Khớp xương cùng có thể bị đau nếu bị viêm hoặc nếu khớp vận động quá nhiều hoặc quá ít.

Hẹp ống sống: Tình trạng này gây ra đau do ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) gây chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng là những người >50 tuổi, ít có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.

Trượt đốt sống: xảy ra khi một đốt sống trượt trên đốt sống bên dưới. Có 5 dạng trượt đốt sống nhưng phổ biến nhất là nguyên nhân thứ phát do khuyết tật hoặc gãy cung sau. Cơn đau có thể do mất ổn định cấu trúc cột sống thắt lưng hoặc do chèn ép các dây thần kinh.

Bệnh xương khớp: Tình trạng này là do sự xẹp xuống, tổn thương của đĩa đệm và các diện khớp. Nó gây ra đau, viêm, mất ổn định và hẹp ở một số mức độ khác nhau và có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đốt của cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống có liên quan đến quá trình lão hóa và tiến triển từ từ. Nó còn được gọi là bệnh thoái hóa đốt sống hoặc bệnh thoái hóa khớp.

Biến dạng cột sống: Những biến dạng của cột sống có thể bao gồm chứng vẹo hoặc gù cột sống. Những biến dạng có thể liên quan đến đau thắt lưng nếu nó dẫn đến tổn thương  đĩa đệm, diện khớp, Khớp cùng- chậu hoặc gây hẹp ống sống.

Trấn thương, tai nạn: Gãy xương hoặc trật khớp cấp tính của cột sống có thể dẫn gây đau. Nhưng cơn đau thắt lưng có thể phát triển sau một chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe cộ hoặc bị ngã, Bạn sẽ cần được Thăm khám cẩn thận

Gãy nén xương: Đốt sống có cấu trúc hình trụ, do đó khi chịu nén đốt sống có xu hướng sụp vào bên trong và có thể gây ra cơn đau đột ngột. Đây là loại gãy xương phổ biến nhất do cấu trúc xương yếu, chẳng hạn như do loãng xương và phổ biến hơn ở người già, người cao tuổi.

Những nguyên nhân ít gặp hơn gây đau thắt lưng

Viêm tủy xương: một bệnh nhiễm trùng cột sống hiếm gặp nhưng có thể gây đau dữ dội và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Nó có thể được gây ra bởi thủ thuật như phẫu thuật, tiêm chích hoặc lây qua máu. Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm dễ bị nhiễm trùng cột sống hơn.

U cột sống: Hầu hết các khối u cột sống bắt đầu ở một phần khác của cơ thể và di căn đến cột sống. Các khối u phổ biến nhất di căn đến cột sống bắt đầu từ ung thư vú, tuyến tiền liệt, thận, tuyến giáp hoặc phổi. Bất kỳ triệu chứng mới nào của đau lưng ở bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đều phải được đánh giá xem có khả năng di căn cột sống hay không.

Bệnh tự miễn: Đau lưng là một triệu chứng có thể liên quan đến các tình trạng tự miễn, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh crohn, đau cơ xơ hóa và những bệnh khác.

Ngoài ra một số bệnh lý như: lao cột sống; bệnh mạch máu như phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng; bệnh về chuyển hóa như loãng xương, một số bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng như viêm tụy, sỏi thận,…cũng có thể có biểu hiện đau lưng. Do đó, để chẩn đoán được nguyên nhân đau và hướng điều trị phù hợp, người bệnh sẽ cần được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như X-Quang, Mri…

x-quang đau thắt lưng

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đau thắt lưng

  • Người ở độ tuổi >30
  • Người thường xuyên phải bê vác đồ nặng.
  • Người có đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều như: nhân viên văn phòng, tài xế, nhân viên thu ngân, lễ tân, nhân viên bán hàng, giáo viên, giảng viên…
  • Người thường xuyên phải hoạt động mạnh, thay đổi tư thế liên tục như: vận động viên, diễn viên múa…
  • Người có thói quen lười vận động, thừa cân, béo phì…đều có nguy cơ cao bị đau thắt lưng
  • Người mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải như: gù vẹo, gai đôi, bất thường giải phẫu đốt sống

Triệu chứng đau thắt lưng thường gặp

Đau thắt lưng có thể bắt đầu cấp tính do chấn thương, nhưng có thể trở thành mãn tính. Kiểm soát cơn đau một cách thích hợp ở giai đoạn đầu có thể giúp hạn chế các triệu chứng cả về thời gian và mức độ nghiêm trọng. Xác định các triệu chứng và chẩn đoán xác định nguyên nhân cơ bản của cơn đau là bước đầu tiên để giảm đau hiệu quả.

Đau thắt lưng thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của các triệu chứng sau:

Đau âm ỉ, nhức nhối một bên hay cả hai bên vùng thắt lưng hoặc đau chính giữa cột sống: Cơn đau vẫn còn ở vùng thắt lưng (đau dọc trục) thường được mô tả là đau âm ỉ và nhức nhối hơn là bỏng, nhói hoặc buốt. Loại đau này có thể kèm theo co thắt cơ nhẹ hoặc nặng , hạn chế khả năng vận động và đau nhức ở hông và xương chậu.

Đau thắt lưng lan xuống mông, chân và bàn chân: Đôi khi đau thắt lưng bao gồm cảm giác buốt, đau nhói, ngứa ran hoặc tê dại di chuyển xuống đùi và xuống chân và bàn chân, còn được gọi là đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị kích thích và thường chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể. Nếu các rễ thần kinh bên trái cột sống bị kích thích thì cơn đau sẽ kèm theo cảm giác tê bì lan xuống mông chân bên trái và ngược lại.

Đau nặng hơn sau khi ngồi lâu: Ngồi gây áp lực lên đĩa đệm, khiến cơn đau thắt lưng trở nên trầm trọng hơn sau khi ngồi trong thời gian dài. Đi bộ và duỗi người có thể làm giảm nhanh cơn đau thắt lưng, nhưng trở lại tư thế ngồi có thể khiến các triệu chứng quay trở lại.

Cảm thấy đỡ đau hơn khi thay đổi tư thế: Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơn đau, một số vị trí sẽ thoải mái hơn những vị trí khác. Ví dụ, với bệnh hẹp ống sống, việc đi lại bình thường có thể khó khăn và đau đớn, nhưng nghiêng người về phía trước tựa vào một thứ gì đó, chẳng hạn như xe đẩy, có thể giảm đau. Các triệu chứng thay đổi như thế nào khi thay đổi tư thế có thể giúp xác định nguồn gốc của cơn đau.

Đau nặng hơn khi mới thức dậy và đỡ hơn sau khi đi lại xung quanh: Nhiều người bị đau thắt lưng cho biết các triệu chứng tồi tệ hơn vào buổi sáng. Tuy nhiên, sau khi đứng dậy và đi lại, các triệu chứng thuyên giảm. Đau vào buổi sáng là do cứng khớp do nằm nghỉ trong thời gian dài, thời tiết lạnh gây co cơ, do giảm lưu lượng máu khi ngủ và có thể do chất lượng của nệm và gối được sử dụng.

Khởi phát các triệu chứng đau thắt lưng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau thắt lưng, sự khởi phát của các triệu chứng có thể rất khác nhau. Đau lưng có thể bao gồm:

Đau phát triển chậm theo thời gian: Các triệu chứng do chuyển động lặp đi lặp lại hoặc tư thế gây căng thẳng có xu hướng đến từ từ và tiến triển nặng hơn. Đau có thể phát triển sau một số hoạt động nhất định hoặc vào cuối một ngày dài và có thể cảm thấy đau liên tục.

Đau đến và đi, nhưng trầm trọng hơn theo thời gian: Đau thắt lưng do bệnh thoái hóa đĩa đệm gây ra có thể cảm thấy lúc đau lúc không, nhưng cơn đau bùng phát ngày càng nghiêm trọng hơn trong một thời gian dài.

Đau tức thì sau chấn thương: Các chuyển động đột ngột hoặc va chạm mạnh có thể làm hỏng cột sống và các cơ nâng đỡ của nó, gây ra cơn đau cấp tính ngay lập tức.

Các triệu chứng trì hoãn sau chấn thương: Đôi khi các triệu chứng phát triển hoặc trở nên tồi tệ hơn vài giờ hoặc vài ngày sau một tai nạn hoặc chấn thương. Đau chậm thường được coi là tác dụng phụ của quá trình chữa lành tự nhiên của cơ bắp.

Các triệu chứng cần được chú ý ngay lập tức

Đôi khi đau thắt lưng có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Những người gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây được khuyên nên đi khám ngay lập tức.

  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Sụt cân bất thường không phải do thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau dữ dội, không ngừng ở bụng

Ngoài ra, những người gặp phải các triệu chứng đau sau một chấn thương lớn (chẳng hạn như tai nạn xe hơi) nên đến gặp bác sĩ. Nếu cơn đau thắt lưng cản trở các hoạt động hàng ngày, khả năng vận động, giấc ngủ hoặc nếu có các triệu chứng khó chịu khác, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Đau thắt lưng mãn tính thường tương quan với các triệu chứng khác. Hầu hết những người bị đau thắt lưng liên tục và/hoặc đau chân cho biết họ khó ngủ (ngủ gật và/hoặc ngủ li bì), trầm cảm và lo lắng.

Chiropractic phương pháp chữa đau thắt lưng hiệu quả tại Mỹ và Châu Âu

Chiropractic là phương pháp chữa bệnh lý cột sống được người Mỹ sử dụng nhiều nhất. Khoảng 22 triệu người Mỹ được trị liệu bằng Chiropractic mỗi năm. Trong số đó, 7,7 triệu, tương đương 35%, đến chữa đau lưng do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, tai nạn, chấn thương thể thao và căng cơ. Số bệnh nhân còn lại tới vì các lý do khác bao gồm đau cổ, đau cánh tay, đau chân và đau đầu.

Thực tế khoa học cho thấy hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng của hầu như mọi tế bào, mô, cơ quan và hệ thống của cơ thể. Trong khi não bộ được bảo vệ rất tốt bởi hộp sọ, thì tủy sống lại được bảo vệ bởi 24 đốt sống chuyển động. Khi những đốt sống này mất chuyển động hoặc lệch khỏi vị trí bình thường, chúng có thể gây tổn thương cơ, dây chằng, diện khớp, kích thích hệ thần kinh gây ra các cơn đau vùng thắt lưng.

Cụ thể là khi các đốt sống bị bán trật (Subluxation) do trấn thương hoặc các vi trấn thương lặp đi lặp lại, làm cho một số đốt sống bị hạn chế di động, rễ thần kinh bị kích thích, khớp liên đốt sống bị viêm gây đau.

Thao tác nắn chỉnh cột sống lúc này sẽ được sử dụng để phục hồi khả năng di động cho các đốt sống bị hạn chế và đưa chúng về đúng vị trí. Qua đó chữa dứt điểm cơn đau, giúp nâng cao khả năng vận động và ngăn ngừa tái đau trở lại.

một buổi điều trị thực tế bằng Gonstead Chiropractic

Chiropractic thường được coi là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp với hầu hết tất cả các đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người già hay người đã phẫu thuật cột sống trước đó. Tuy nhiên chiropractic lại chống chỉ định với với một số trường hợp như ung thư, u tủy sống, lao xương, các bất thường về cấu trúc giải phẫu…Do đó để điều trị bệnh nhân cần bắt buộc phải chụp phim X-quang đúng tiêu chuẩn và phải thăm khám kỹ càng.

Sau nắn chỉnh cột sống thay đổi như thế nào?

Ở trạng thái sinh lý thông thường khoảng 70% lực nén dọc được truyền qua thân đốt sống và đĩa đệm, 30% còn lại được truyền qua hệ thống khớp liên đốt sống. Khi các đốt sống bị bán trật hoặc cột sống bị cong vẹo hay giảm đường cong sinh lý sẽ làm tăng áp lực lên đĩa đệm và khớp liên đốt sống gây viêm, thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Do đó nếu chỉ điều trị cắt triệu chứng đau mà không phục hồi lại trạng thái sinh lý chuẩn của cột sống thì việc bệnh nhân bị đau trở lại và lần sau đau hơn lần trước, tình trạng thoái hóa cột sống xấu hơn lần trước là điều tất yếu.

Khác với một số phương pháp điều trị khác khi các triệu chứng đau đã hết thì bệnh nhân không cần tiếp tục điều trị. Đối với chiropractic mục tiêu điều trị được đặt lên cao hơn một bậc, tức là sau khi nắn chỉnh hết đau nhức các bác sĩ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc điều trị phục hồi lại các đường cong sinh lý chuẩn của cột sống nhằm ngăn chặn các cơn đau tái phát trong tương lai.

Mọi thay đổi về cấu trúc cột sống đều được thể hiện trên phim X-quang do đó trong thời gian điều trị định kỳ bệnh nhân sẽ được chụp lại phim để theo dõi sự tiến triển.

Tổng kết

Nắn chỉnh cột sống chiropractic là chuyên ngành chăm sóc sức khỏe lớn thứ 3 tại Mỹ, được đánh giá là chữa trị hữu hiệu và an toàn cho các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là bệnh liên quan tới cột sống như đau lưng, đau mỏi vai gáy hay thoát vị đĩa đệm

Chiropractic có thể chữa trị đúng vào nguyên nhân gây ra đau lưng nhờ đó mà nhiều bệnh nhân thấy đỡ đau ngay sau khi nắn chỉnh. Tuy nhiên đây không phải một phương pháp quá cao siêu, không phải trường hợp đau lưng nào cũng có thể nắn chỉnh, không phải ai đau lưng cũng đáp ứng tốt với chiropractic, cũng không phải nắn chỉnh 1-2 lần là khỏi và chiropractic cũng phải kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả chữa trị.

Quan trọng hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy dành thời gian tìm hiểu về những thói quen sinh hoạt sai để biết và sửa đổi, sống lành mạnh và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống tốt nhất.

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin, bác sĩ điều trị của phòng khám sẽ gọi điện tư vấn cho bạn sớm nhất có thể.




    098.178.8730