Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa bình thường của cơ thể theo thời gian. Tình trạng này thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhưng những người trẻ tuổi gặp phải chấn thương quá trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày, hay có những thói quen sinh hoạt xấu làm tăng áp lực lên cột sống cũng sẽ gặp phải tình trạng thoái hóa sớm.
Trong y học thoái hóa cột sống là một khái niệm rộng, thường được dùng để mô tả tình trạng liên quan đến việc mất dần cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống theo thời gian bao gồm (thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống hay viêm xương khớp cột sống…). Trong đó viêm các khớp liên đốt sống là tình trạng phổ biến nhất gây ra đau mỏi cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới).
Nguyên nhân của thoái hóa cột sống
Do thói quen xấu: Sinh hoạt, lao động, làm việc gắng sức hoặc sai tư thế tạo ra các vi trấn thương làm sai lệch cấu trúc cột sống và tổn thương đĩa đệm. Ví dụ: đi giày cao gót, để ví sau túi quần, ngồi vắt chân chữ ngũ, nâng đồ vật không đúng cách, thường xuyên ngồi làm việc vẹo người sang một bên, vừa ngồi vừa gác một chân lên ghế, để màn hình máy tính quá thấp, cúi cổ quá lâu khi dùng điện thoại…
Tuổi và giới tính: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh.
Chấn thương: Lực tác động mạnh tới vùng lưng trong các trường hợp như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao đều làm thay đổi cấu trúc, vị trí đốt sống và đĩa đệm, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải: Dị dạng đốt sống, gai đôi, thoái hóa cột sống, gù vẹo…
Thừa cân, béo phì: Cột sống có tác dụng nâng đỡ các bộ phận trên cơ thể, do đó thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
Chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, vitamin D3, K2..có thể ảnh hưởng tới chất lượng xương dẫn tới thoái hóa sớm.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn. Bạn có thể gặp:
- Đau buốt cục bộ ở lưng
- Đau âm ỉ, đau nhức ở lưng
- Giảm cảm giác ở một hoặc cả hai chân
- Đau ở vùng mông hoặc hông
- Mức độ đau thay đổi khi đi bộ hoặc di chuyển xung quanh
- Đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
Điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả bằng chiropractic
Chiropractic dựa trên thực tế khoa học rằng hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng của hầu như mọi tế bào, mô, cơ quan và hệ thống của cơ thể. Trong khi não được bảo vệ bởi hộp sọ, tủy sống lại dễ bị tổn thương hơn, được bảo vệ bởi 24 đốt sống chuyển động. Khi những đốt sống này mất chuyển động hoặc lệch khỏi vị trí bình thường, chúng có thể gây kích thích hệ thần kinh. Điều này làm gián đoạn chức năng của các mô hoặc cơ quan mà các dây thần kinh này kiểm soát, và điều này được gọi là phức hợp thoái hóa đốt sống.
Cụ thể là khi các đốt sống bị bán trật (Subluxation) do trấn thương hoặc các vi trấn thương lặp đi lặp lại, làm cho một số đốt sống bị hạn chế di động, tăng áp lực lên đĩa đệm, rễ thần kinh bị kích thích, khớp liên đốt sống bị viêm gây đau.
Thao tác nắn chỉnh cột sống lúc này sẽ được sử dụng để phục hồi khả năng di động cho các đốt sống bị hạn chế và đưa chúng về đúng vị trí. Qua đó chữa dứt điểm cơn đau, giảm áp lực cho đĩa đệm và nâng tầm vận động của khớp.
Khác với một số phương pháp điều trị khác khi các triệu chứng đau đã hết thì bệnh nhân không cần tiếp tục điều trị. Đối với chiropractic mục tiêu điều trị không chỉ là cắt đau mà còn là phục hồi lại cấu trúc sinh lý bình thường của cột sống, giúp làm chậm quá trình thoái hóa cũng như hạn chế tối đa các cơn đau tái phát trong tương lai.
Hiệu quả điều trị của Chiropractic trên phim X-quang
Nhiều phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu tác động vào quá trình viêm để làm mất đi cảm giác đau mà không tác động được vào nguyên nhân bệnh. Bằng chứng sau khi hết đau nhức bệnh nhân ngỡ là khỏi bệnh, nhưng chụp x-quang lại thì cột sống vẫn thoái hóa và giảm đường cong sinh lý.
Chiropractic là một trong số ít những phương pháp có thể tác động trực tiếp vào nguyên nhân nhằm mục đích khôi phục lại đường cong sinh lý cột sống, ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa. Hiệu quả điều trị có thể thấy được trên phim chụp x-quang của những bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám dưới đây.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống
- Tập thể dục khoa học và đều đặn: Thái cực quyền, gym, yoga, thể thao, đi bộ, đặc biệt là treo xà và bơi nội là những bộ môn giúp tăng cường sự dẻo giai và hỗ trợ rất tốt cho người bị thoát vị. Lưu ý rằng trước khi tập cần phải khởi động kỹ tránh chấn thương không đáng có
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5-22,9
- Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 30’- 1 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, để màn hình máy tính ngang tầm mắt, không cúi quá lâu khi dùng điện thoại, không để ví sau túi, không ngồi vắt chân…
- Không mang vác, nâng vật nặng quá sức, sai tư thế
- Thường xuyên tắm nắng: mỗi ngày tắm nắng 15 phút, thời gian tắm nắng tốt nhất thừ 9h30’ sáng tới 15h30’ chiều.
- Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin D3+K2, vitamin C
- Không dùng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Thực tế cho thấy những đối tượng thường xuyên sử dụng ma túy, hút cần, thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị do thần kinh bị hủy hoại.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện và điều trị
bài viết liên quan