Subluxation là sự bán trật một phần của khớp. Nó thường là kết quả của chấn thương cấp tính hoặc những vi chấn thương, hay những động tác sai tư thế có tính lặp đi lặp lại, nhưng nó cũng có thể xảy ra do các tổ chức quanh khớp như dây chằng bị lỏng lẻo. Điều trị bán trật khớp thường bao gồm nắn chỉnh lại khớp về đúng vị trí, giảm đau, điều trị phục hồi chức năng, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ phải cần tới phẫu thuật.
Triệu chứng gợi ý tới khớp của bạn đã bị bán trật
Một số triệu chứng phổ biến gợi ý tới bán trật khớp bao gồm:
- Đau quanh khớp bị tổn thương
- Cảm giác khớp hoạt động không ổn định
- Sưng khớp
- Khả năng vận động của khớp bị hạn chế
- Bầm tím hoặc đổi màu da quanh vùng khớp bị tổn thương
- Có thể mất cảm giác hoặc tê bì
Nếu chấn thương của bạn nghiêm trọng, bạn nên gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất. Các dấu hiệu khẩn cấp bao gồm đau dữ dội, mất cảm giác ở một bộ phận cơ thể hoặc không thể sử dụng bộ phận cơ thể (mất vận động hoặc cảm giác ở chi hoặc một phần cơ thể)
Các khớp thường dễ bị bán trật (Subluxation)
Một số khớp có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn các khớp khác. Một số vị trí dễ bị tổn thương nhất có thể kể đến như cột sống, khớp vai, xương bánh chè và khuỷu tay.
1.Bán trật (Subluxation) đốt sống
Một sự bán trật đốt sống có thể xảy ra khi cột sống bị chấn thương, chẳng hạn như một tai nạn hoặc ngã. Khi đó đốt sống của bạn sẽ bị trật một phần, có thể liên quan đến đứt dây chằng mà không làm tổn thương xương. Loại chấn thương này có thể gây chèn ép tủy sống, dẫn đến đau hoặc chức năng thần kinh hoạt động không chính xác.
Thuật ngữ bán trật (subluxation) cũng được sử dụng bởi các chiropractors để mô tả bất kỳ sự sai lệch về vị trí của đốt sống cần điều chỉnh. Chiropractors sử dụng các thao tác nắn chỉnh cột sống để giúp điều chỉnh các bán trật cột sống và đưa các đốt sống về đúng vị trí thông thường của chúng.
2.Bán trật khớp vai
Bán trật khớp vai có nghĩa là chỏm xương cánh tay bị lệch một phần ra khỏi ổ chảo khớp vai. Các chấn thương nặng hoặc chấn thương thông thường là nguyên nhân của một sự bán trật khớp vai ban đầu. Các môn thể thao như bơi lội, quần vợt và bóng chuyền liên quan đến các chuyển động đi lên lặp đi lặp lại có thể làm lỏng hệ thống dây chằng ở khớp vai và khiến nó có nhiều khả năng phát sinh sự bán trật.
Vai của bạn có thể cảm thấy như bị đau, lỏng lẻo hoặc giống như bị trượt ra khỏi khớp.
Xem thêm: những điều bạn cần biết về bán trật khớp vai
3.Bán trật xương bánh chè
Xương bánh chè nằm vừa vặn trong một rãnh ở cuối xương đùi. Một bán trật xảy ra khi xương bánh chè di chuyển một phần ra khỏi rãnh đó.
Bán trật xương bánh chè thường được gây ra bởi một chấn thương trực tiếp vào đầu gối nhưng cũng có thể xảy ra nếu dây chằng khớp gối của bạn bị lỏng lẻo. Các triệu chứng có thể khác nhau nhưng có thể bao gồm đau, cảm thấy như đầu gối bị lỏng lẻo, sưng phồng hoặc nhìn như bị lệch đầu gối.
Bán trật xương bánh chè là vấn đề khá phổ biến thường gặp ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên
4.Bán trật khớp khuỷu tay
Một bán trật khớp khuỷu có thể xảy ra khi khủy tay bị va đập vào đâu đó. Trong khi trật khớp khuỷu tay thường rất đau đớn, thì sự bán trật có thể không rõ ràng, khuỷu tay có thể vẫn di chuyển tốt, mặc dù vẫn có thể có đau.
Trẻ em dưới 7 tuổi thường có một loại bán trật gọi là radial head subluxation (a.k.a. nursemaid’s elbow). Nó thường xảy ra khi cánh tay của trẻ bị kéo (ví dụ: giống như khi người lớn cầm tay kéo trẻ đứng dậy khỏi sàn, hoặc cầm tay kéo trẻ khi đi chơi). Vì xương và cơ bắp vẫn còn đang phát triển vì vậy mà khuỷu tay của con bạn có thể bị trật một phần dễ dàng.
Nguyên nhân bán trật khớp
Bán trật thường xảy ra sau chấn thương khớp. Chấn thương đó có thể bao gồm:
- Chấn thương lực trực tiếp, chẳng hạn như từ một tai nạn xe hoặc chấn thương thể thao
- Các vi chấn thương hay các động tác sai tư thế từ các hoạt động hàng ngày
- vận động quá mức, bao gồm cả khi vận động viên đang tập luyện
Bán trật cũng có thể xảy ra như là kết quả khi các khớp lỏng lẻo. Ví dụ, bệnh nhân bị lỏng khớp chung và hội chứng Ehlers-Danlos có khớp quá linh hoạt. Họ có xu hướng bị co thắt khớp mà không có bất kỳ chấn thương nào. Khi mang thai, hormone của bạn cũng nới lỏng dây chằng, làm cho khớp của bạn dễ di động hơn và cũng có nguy cơ bị chấn thương.
Chẩn đoán
Nếu chấn thương gây ra đau và sưng nhưng không quá nghiêm trọng, hãy hẹn gặp bác sĩ để được đánh giá.Trong cuộc hẹn của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị tổn thương để đánh giá bất kỳ tổn thương nào có thể nhìn thấy, bao gồm sưng và bầm tím. Để xác định xem bạn có bị bán trật khớp hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm, có thể bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Điều này sẽ cho phép bác sĩ xem vị trí của khớp, cũng như tính chất và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Các bác sĩ cũng sẽ sử dụng các xét nghiệm giúp chẩn đoán tương tự nếu bạn được đưa đến phòng cấp cứu. Họ cũng sẽ kiểm tra các chấn thương nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức, bao gồm tổn thương động mạch và thần kinh.
Cách xử lý bán trật
Sau khi kiểm tra chấn thương của bạn, bác sĩ có thể sẽ cần phải nắn chỉnh khớp của bạn để đưa nó trở lại đúng vị trí thông thường thông qua các thao tác như xoay hoặc kéo. Sau khi khớp được nắn chỉnh đưa về đúng vị trí và bác sĩ đã loại trừ bất kỳ biến chứng nào, việc điều trị có thể được tập trung vào việc giảm viêm ở khớp bị tổn thương. Các bước có thể hữu ích để giảm viêm bao gồm:
- Bảo vệ : Bạn nên giữ cho khớp của bạn bất động để ngăn ngừa chấn thương khác. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị nẹp hoặc sử dụng các thiết bị khác để giúp bảo vệ khớp không ổn định.
- Nghỉ ngơi: Hạn chế hoạt động để cho phép khớp bị tổn thương nghỉ ngơi.
- Chườm đá và nén: Điều này có thể giúp giảm đau và sưng. Áp dụng chườm đá trong 15 đến 20 phút một lần.
- Độ cao: Đặt khớp bị tổn thương lên trên mức của tim trong khi nằm xuống để giúp giảm viêm.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm sưng và viêm.
Một khi tình trạng viêm cấp tính đã giảm, bác sĩ có thể đề xuất một kế hoạch điều trị lâu dài để giúp bạn phục hồi hoàn toàn chức năng của khớp. Tuy nhiên, một số chấn thương có thể bị tái phát. Nếu các triệu chứng bất ổn của bạn vẫn còn bạn có thể cần tới các liệu pháp vật lý để tăng cường cơ bắp và dây chằng quanh khớp.
bài viết liên quan