Cong vẹo cột sống thường được phát hiện khi còn nhỏ hoặc ở độ tuổi thiếu niên (chứng vẹo cột sống ở trẻ em). Khi cong vẹo cột sống bắt đầu hoặc được phát hiện sau tuổi dậy thì được gọi là “cong vẹo cột sống ở người trưởng thành” vì đường cong được phát hiện sau khi xương đã phát triển hoàn chỉnh.

Bệnh cong vẹo cột sống ở người lớn là gì?

Cong vẹo là một tình trạng bất thường cấu trúc của cột sống, thông thường theo chiều trước sau thì cột sống thẳng từ trên xuống dưới. Ở người bị cong vẹo cột sống sẽ xoay, nghiêng và phát triển thành đường cong từ bên này sang bên kia. Mức độ cong vẹo có thể nhẹ từ 10-24 độ, cho đến mức độ nặng trên 70 độ.

các dạng cong vẹo cột sống

Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ sẽ không cần điều trị. Ở người lớn, Tùy vào mức độ cong vẹo và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải để đưa ra hướng giải quyết. Mặc dù bản thân chứng vẹo cột sống không gây đau đớn, tuy nhiên việc cấu trúc cột sống thay đổi sẽ dẫn tới đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra các triệu chứng đau đớn, tê bì, mỏi cơ…cho bệnh nhân. Do đó việc điều trị thường hướng tới làm giảm nhẹ các triệu chứng và đưa cột sống về trạng thái sinh lý chuẩn.

Hầu hết chứng cong vẹo cột sống ở thanh thiếu niên xảy ra ở phần lồng ngực hoặc khung xương sườn. Ở người lớn, cong vẹo thường là ở thắt lưng hoặc cột sống dưới. Phần này của cột sống dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những thay đổi khi lão hóa hoặc thoái hóa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của chứng vẹo cột sống ở người lớn khác nhau tùy thuộc vào loại cong vẹo. Dạng vẹo cột sống phổ biến nhất ở người lớn là thoái hóa (cột sống cong khi bạn già đi). Vẹo cột sống ở người lớn có thể là do vẹo cột sống từ thủa nhỏ mà không được phát hiện cho đến khi trưởng thành. Trong một số trường hợp, chứng vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên có thể xuất hiện các triệu chứng khi trưởng thành và cần được điều trị. Chứng vẹo cột sống vô căn (xuất phát từ một nguyên nhân không xác định) thường được phát hiện trong quá trình phát triển khi còn bé hoặc thanh thiếu niên.

Dù nguyên nhân là gì, khi cong vẹo cột sống bắt đầu hoặc được phát hiện sau tuổi dậy thì, nó được gọi là chứng vẹo cột sống ở người lớn vì đường cong được phát hiện sau khi xương phát triển hoàn chỉnh.

Triệu chứng

Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ ở người trưởng thành không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi tình trạng cong vẹo nặng, làm mất cân bằng cấu trúc cột sống có thể gây ra các triệu chứng như:

Khó khăn khi đi lại: Khi cột sống xoắn bất thường và uốn cong sang một bên, nó có thể khiến hông bị lệch, làm thay đổi dáng đi của một người hoặc cách họ đi bộ.

Giảm tầm vận động: Biến dạng do xoắn cột sống có thể làm tăng độ cứng, làm giảm tính linh hoạt khi uốn cong của cột sống.

Khó thở: Nếu cột sống xoay đủ, khung xương sườn có thể xoắn và thắt chặt không gian có sẵn cho phổi. Xương sườn có thể đẩy vào phổi và làm cho việc thở khó khăn hơn.

nhận tư vấn

Các vấn đề về tim mạch: Tương tự như vậy, nếu khung xương sườn xoắn đủ lớn có thể gây chèn ép vào tim và cản trở khả năng bơm máu của nó.

Đau và nhức mỏi cơ: Nếu độ cong trở nên đủ nghiêm trọng, cơ lưng có thể dễ bị co thắt đau đớn hơn. Viêm cục bộ có thể phát triển xung quanh các cơ bị căng, cũng có thể dẫn đến đau. Có thể các đĩa đệm và các khớp liên đốt sống bắt đầu thoái hóa do tải trọng cao hơn.

Thay đổi tâm lý và trầm cảm: Thường xảy ra với thanh thiếu niên khi muốn hòa nhập với bạn bè, họ có thể căng thẳng và chán nản khi trông khác biệt, quần áo không vừa vặn, tự ti vì vóc dáng không được như người bình thường, hoặc bị chú ý khi phải đeo nẹp lưng…

Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ có cong vẹo cột sống, bác sĩ sẽ cần phải khai thác tiền sử. Điều này có thể bao gồm các câu hỏi về:

  • Tiền sử gia đình
  • Bạn nhận thấy sự thay đổi ở cột sống của mình từ bao giờ
  • Sự tiến triển của đường cong (được xác định từ những lần chụp X-quang trước đó, nếu có)
  • Có bị đau hay khó chịu gì không?
  • Bất kỳ rối loạn chức năng nào của ruột, bàng quang hoặc vận động, có thể là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng hơn hoặc áp lực do cong vẹo cột sống

Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ khám lưng để kiểm tra hình dạng của cột sống và xem cách bạn di chuyển xung quanh. Thần kinh của bạn cũng có thể được kiểm tra thông qua kiểm tra phản xạ, cảm giác và sức mạnh cơ bắp.

Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang. Chụp X-quang toàn thân tư thế thẳng và nghiêng sẽ cho thấy hình ảnh đầy đủ về cột sống của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể xác định xem bạn có bị cong vẹo cột sống hay không và nếu có thì ở mức độ nào.

Điều trị cong vẹo cột sống ở người lớn như thế nào?

Điều trị bảo tồn

Cong vẹo cột sống là một bệnh lý phức tạp, cần điều trị lâu dài và được chỉ định bời các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào lứa tuổi, mức độ cong vẹo, mức độ tiến triển của bệnh, ảnh hưởng của bệnh đến cơ quan khác…Các phương pháp chủ yếu gồm:

Chiropractic: Phương pháp này sử dụng tay và thiết bị máy móc hỗ trợ để tạo ra lực chính xác tác động vào cấu trúc xương khớp sai lệch và nắn chỉnh lại. Sau đó, kết hợp vật lý trị liệu để làm mềm mô cơ vùng cột sống.

Mang Nẹp: Có thể đeo đai cố định nếu góc Cobb trên 25 độ hoặc bệnh nhân đang ở độ tuổi phát triển xương

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải luyện tập các bài tập vẹo cột sống mỗi ngày để rèn luyện cân bằng, sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là cần thiết trong một số trường hợp vẹo cột sống ở người lớn. Phương pháp điều trị này là lựa chọn cuối cùng vì các nguy cơ biến chứng do phẫu thuật cột sống. Phẫu thuật có thể được đề xuất vì những lý do sau:

  • Đau: Có thể cần phẫu thuật nếu đau lưng và chân do vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng và liên tục, và không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
  • Mất cân bằng cột sống: Cột sống có giữ được thăng bằng hay không là điều quan trọng trong việc đánh giá sự tiến triển của chứng vẹo cột sống và sự cần thiết phải phẫu thuật. Khi chúng ta đứng, đầu phải được giữ thăng bằng trên trung tâm của xương chậu khi nhìn từ phía trước và qua khớp hông khi nhìn từ bên cạnh. Nếu đường cong tiến triển đến mức không thể thực hiện được nữa, bệnh nhân sẽ có xu hướng tiến triển theo thời gian và bị đau nhiều hơn, tàn phế hơn.
  • Phẫu thuật là cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống . Mặc dù phẫu thuật không được khuyến khích chỉ để cải thiện ngoại hình, một số người nhận thấy các triệu chứng biến dạng cột sống của họ không thể chịu đựng được. Sự mất cân bằng cột sống của họ cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bản và chất lượng cuộc sống nói chung. Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất trong những trường hợp này.

Những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và hệ thống định vị hỗ trợ bằng máy tính giúp cho các phương pháp tiếp cận ít xâm lấn hơn có thể thực hiện được và thời gian phục hồi nhanh hơn.

Bệnh cong vẹo cột sống ở người lớn có thể phòng ngừa được không?

Không thể ngăn ngừa được chứng vẹo cột sống ở người lớn. Ở những bệnh nhân bị chứng vẹo cột sống vô căn, nguyên nhân của tình trạng này là không rõ. Chứng vẹo cột sống thoái hóa xảy ra theo thời gian khi cơ thể già đi. Điều quan trọng là phải theo dõi và có phương pháp điều trị thích hợp.

Cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, xương khớp mà còn khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, đếm nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Các biện pháp trên là những biện pháp điều trị tốt nhất, giảm thiểu các biến chứng cho người bệnh. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm nguyên nhân của từng loại vẹo cột sống, để giúp điều trị tốt hơn hoặc có thể chữa khỏi bệnh.

Tài liệu được tham khảo

  • Scoliosis Research Society. Scoliosis. (https://www.srs.org/patients-and-families/conditions-and-treatments/adults/scoliosis) Accessed 9/26/2019.
  • American Academy of Orthopaedic Surgeons: OrthoInfo. Surgical Treatment for Scoliosis. (https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/surgical-treatment-for-scoliosis) Accessed 9/26/2019.
  • National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Scoliosis in Children and Adolescents. (https://www.niams.nih.gov/health-topics/scoliosis#tab-living-with) Accessed 9/26/2019.
  • Tay BB, Freedman BA, Rhee JM, Boden SD, Skinner HB. Chapter 4. Disorders, Diseases, and Injuries of the Spine. (https://accesssurgery.mhmedical.com/content.aspx?bookid=675&sectionid=45451710) In: Skinner HB, McMahon PJ. eds. Current Diagnosis & Treatment in Orthopedics, 5e. New York, NY: McGraw-Hill; 2014. Accessed 9/26/2019.
  • Kyu-Jung C, Young-Tae K, Sang-hyun S, Se-ll S. Surgical Treatment of Adult Degenerative Scoliosis. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4068860/) Asian Spine Journal. 2014 Jun; 8(3): 371-381. Accessed 9/26/2019.

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin, bác sĩ điều trị của phòng khám sẽ gọi điện tư vấn cho bạn sớm nhất có thể.




    098.178.8730